Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Việt Nam-Lào tăng cường hợp tác giao thông vận tải

Theo phóng viên TTXVN tại Lào, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Lào từ ngày 14-16/8, đoàn đại biểu Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam do Thứ trưởng Lê Đình Thọ dẫn đầu đã có cuộc hội đàm với phái đoàn Bộ Công chính và Vận tải Lào về việc van chuyen hang hoa Việt Lào

Tại cuộc hội đàm, hai bên hài lòng và đánh giá cao hợp tác giữa hai bộ trong thời gian qua và ký Biên bản ghi nhớ chương trình hợp tác, trong đó có việc xây dựng quy chế trao đổi thông tin giữa hai bộ; xây dựng và triển khai diễn đàn hợp tác giữa các doanh nghiệp vận tải và hậu cần Việt-Lào.

Hai bên cũng nhất trí tăng cường khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng của hai bên như đầu tư, cải tạo xây dựng, nâng cấp các tuyến đường, các cửa khẩu, các bến xe, trạm dừng nghỉ; tăng cường khai thác hiệu quả hoạt động vận tải đường bộ và đảm bảo an toàn giao thông, nghiên cứu và xây dựng phương án thiết lập vận tải hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Lào.

Hai bên đề xuất phương án tăng cường tổ chức và quản lý vận chuyển hàng hóa theo tuyến cố định; đơn giản hóa thủ tục hành chính, thủ tục qua biên giới, tăng cường phối hợp thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm.

Hai bên cũng trao đổi một số dự án về các tuyến đường nối liền hai nước. Phía Việt Nam sẽ hỗ trợ phía Lào nâng cấp website và công tác thông tin tuyên truyền cũng như đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong hợp tác giao thông vận tải giữa hai nước, góp phần vun đắp quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào./.

Dự trữ hàng hóa ứng phó mưa bão

Ngày 19/8, Sở Công thương tỉnh Kon Tum cho biết, để chủ động ứng phó với các tình huống xấu nhất do thiên tai gây ra trong mùa mưa bão sắp tới, tỉnh đã chủ động xây dựng phương án dữ trữ, cung ứng hàng hóa.

Theo đó, toàn tỉnh đã có 15 doanh nghiệp đăng ký dự trữ được một số mặt hàng thiết yếu và sẵn sàng cung ứng hàng khi có yêu cầu điều động. Trong đó, có trên 11 tấn gạo, gần 45 tấn muối, 3.000 lít nước mắm, gần 25.000 thùng mì tôm, 3.500 thùng nước uống, 584.300 lít dầu ăn, 7 triệu lít xăng dầu, 46,5 tấn bột ngọt, 3.000 cây nến, 1.000 chiếc đèn pin, 4.000 tấm tôn, 900 tấn sắt thép, 600 tấn xi măng…

Cùng với việc tích trữ hàng, các doanh nghiệp, nhà sản xuất còn sẵn sàng điều động, tăng cường các xe vận tải để vận chuyển hàng hóa khi có yêu cầu. Đặc biệt, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn hàng cho các cửa hàng bán lẻ, bán đúng giá quy định, đáp ứng kịp thời nhu cầu về xăng dầu cho tiêu dùng và sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt, đối với những địa phương có địa hình phức tạp, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, dân cư phân bố không tập trung và dễ xảy ra sạt lở, chia cắt trong mưa bão như các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Kon Plông… ngành Công thương cùng với các huyện đã chủ động van chuyen hang hoa dữ trữ, phân chia các điểm tập kết hàng hóa đảm bảo cung ứng hàng kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện cho người dân trong mưa bão (như huyện Tu Mơ Rông tổ chức 2 điểm tập kết, phẩn bổ hàng hóa ở hai khu vực gồm: khu vực 4 xã phía Tây tập kết tại xã Đăk Rơ Ông và Đăk Na; khu vực 7 xã còn lại hàng hóa sẽ được tập kết tại các xã Văn Xuôi, Tê Xăng, Tu Mơ Rông...).